Cây trúc quân tử – kỹ thuật chăm sóc cây trúc quân tử

Cây trúc quân từ là loại cây cảnh mang nhiều ý nghĩa phong thủy trong cuộc sống. Thuộc loại cây cảnh đáng trồng trong vườn nhà, cây với hình dáng oai phong, lẫm liệt của đấng mày râu. Cây đem lại vẻ đẹp sang trọng, thanh thoát chủ yếu trồng thành hàng rào, tường nhà đem lại không gian tươi mới cho ngôi nhà. Cây trúc quân tử là loại cây được trồng nhiều trong các bản thiết kế sân vườn, tiểu cảnh sân vườn, cây trúc là loại thuocj cây có nhiều lợi ích như lọc không khí, phong thủy vượng khí… Dũng do có nhiều lợi ích nên trúc quân tử hay được sử dụng cho các bản thiết kế sân vườn nhà phố, thường các thiết kế sân vườn phố thì trúc quân tử được trồng trước nhà thành từng cụm nhóm nhó để mang lại vượng khí.

Hãy cùng nhau đi tìm hiểu rõ hơn về cây trúc quân tử và kỹ thuật chăm sóc cây như thế nào cho đúng nhé.

Đặc điểm của cây trúc quân tử

  • Thân cây thuộc dạng bụi mọc khá thưa, dáng cây thẳng với chiều cao trung bình của thân từ 1,5 đến 3m. Vỏ thân có màu vàng bóng, thân phân chia nhiều đốt như đốt tre. Phần gốc có bộ rễ bò dài, các cành nhánh mềm, cong và thưa nhau.
  • Lá trúc to hơn lá tre, dáng dài màu xanh bóng, lá không có cuống nhọn phần đầu lá. Lá có bẹ ôm vào thân mọc thành chùm trên mỗi đốt thân. Cây trúc cũng có hoa và quả giống hoa với quả cây tre.

Xem thêm: Cây trúc đen cây trúc có tính phong thủy cao.

Kỹ thuật trồng cây trúc quân tử

  • Đất trồng: sử dụng loại đất hỗn hợp xơ dừa, tro trấu đen, trấu sống, đất thịt và phân hữu cơ theo tỷ lệ (40:30:10:10:10) trộn đều với nhau. Nên ủ đất trước 1 tháng rồi mới tiến hành trồng cây xuống đất.
  • Hố trồng: hố đào rộng cách bầu cây từ 10 đến 20cm, sâu chừng 10 đến 15cm rồi cho hỗn hợp đất đã trộn xuống hố. Nếu trồng cây trong bồn yêu cầu làm rãnh thoát nước cho cây.
  • Dùng dao rạch phần túi bầu rồi cho bầu xuống hố sao cho phần bầu và đất ngang với nhau. Lấy phần hỗn hợp đất chèn chặt bầu đất lại vun cho cây đứng thẳng. Tiến hành tưới đẫm nước để cây nhanh bám rễ.
  • Có thể chèn thêm các cây dương xỉ dưới gốc che bớt đi phần gốc thô xơ tạo sự xanh mát cho hàng rào đẹp hơn.
truc-quan-tu-4a

Hình ảnh cây trúc quân tử

Kỹ thuật chăm sóc hàng rào trúc quân tử

  • Vị trí trồng cây: cây ưa sáng, chịu hạn tốt, cây có thể chịu được bóng khoảng 70%. Nếu trồng cây trong bóng tối quá cây dễ bị bệnh muội đen, lá vàng úa, thân cây cũng yếu hơn.
  • Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp trong khoảng 25 đến 30 độ C, cây có thể chịu rét đến -8 độ C.
  • Tưới nước: cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Đất trồng cần cao ráo, khả năng thoát nước tốt. Nếu cây bị thiếu nước lá cây tự cuộn tròn lại lúc này cần bổ sung nước cho cây ngay lập tức.

Cắt tỉa và các loại sâu bệnh trên cây trúc quân tử

  • Với đặc tính cây phát triển khá nhanh nên cần thường xuyên căt tỉa cành nhánh tránh để cây bị rậm rạp. Nếu muốn cây cho hoa thì hạn chế cắt tỉa. Thời điểm cây cho hoa cần tưới thêm phân bón thúc cho cây. Cứ 1 tháng bón phân cho cây 1 lần loại phân vô cơ hoặc phân hữu cơ bổ sung khoáng chất cho cây.
  • Cứ 30 ngày bổ sung thêm phân bón lá cho cây, ngoài ra cứ 30 đến 40 ngày bón cho cây phân vi sinh tổng hợp 1 lần.
  • Bệnh thường gặp trên cây là bệnh cháy lá, khô đầu lá hoặc rầy trắng. Lá bị khô, cuộn lại có khả năng cây bị thiếu chất dinh dưỡng và nước. Việc cần làm là tưới nước và bổ sung thêm phân vi sinh cho cây. Cắt tỉa những cành lá bị khô, để cây cho ra những tán lá mới.
  • Cây bị rệp thì dùng thuốc chuyên trị cho cây. Hoặc dùng phương pháp thủ công như xịt mạnh nước vào phần cây bị rệp, cắt bỏ những chùm lá bị rệp. Hoặc dùng chổi cứng quét đi phần nách lá có rệp bám vào, dùng thuốc xịt trực tiếp vào phần cây bị sâu bệnh.
  • Nhân giống: cây chủ yếu nhân giống bằng phương pháp tách bụi hoặc gieo hạt. Tách bụi thường được sử dụng vào tháng 3 hàng năm lúc này cây sinh trưởng mạnh mẽ nhất. Dưới gốc có bộ rễ bò ngang nên khi tách cần chú ý phần rễ tránh làm tổn thương khiến cây bị chết.

Post A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *